ĐAU PHÓNG CHIẾU (ĐAU QUY CHIẾU)
- Thông thường, một người cảm nhận đau trong một phần cơ thể thì cảm giác ấy xuất phát từ mô gây đau. Đây được gọi là đau quy chiếu. Ví dụ, cảm giác đau xuất phát từ một tạng trong cơ thể thường sẽ tương ứng với một vùng nào đó trên bề mặt da. Kiến thức và kinh nghiệm về những dạng đau quy chiếu khác nhau vô cùng có ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng, bởi vì có nhiều bất thường tại các cơ quan mà lại chi có mỗi một triệu chứng lâm sàng là cơn đau quy chiếu.
- Theo hình minh họa trên, những sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau từ các tạng có cùng vị trí tiếp nối synapse sang neuron thứ 2 tại tủy sống với các đường cảm giác từ da. Cụ thể là, nếu kích thích đau sợi cảm giác tạng, cơn đau sẽ được nhận thức như một cơn đau xuất phát từ da. Vậy nên, người bệnh dễ lầm tưởng cảm giác đau đớn này hoàn toàn có nguồn gốc từ da mà thôi.
ĐAU TẠNG
Trong chẩn đoán lâm sàng, cơn đau từ các cơ quan khác nhau trong lồng ngực và ổ bụng được xem là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng viêm, nhiễm trùng hay các bệnh lý khác tại các cơ quan đó. Thông thường, các thụ thể cảm giác của tạng chủ yếu chỉ nhận cảm giác đau. Vì thế, ở một chừng mực nào đó, cơn đau của tạng vẫn có vài đặc điểm phân biệt với cơn đau từ bề mặt da.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai dạng đau này là: nếu làm tổn thương nặng nề lên tạng cũng ít khi gây ra cơn đau dữ dội. Ví dụ, phẫu thuật viên có thể cắt đứt ruột một bệnh nhân còn tỉnh táo mà hiếm khi khiến họ có dấu hiệu đau nào. Trong khi đó, bất cứ hưng phấn nào gây ra những kích thích mơ hồ trên những điểm mút sợi dẫn truyền đau trong tạng đều có thể trở nên trầm trọng. Dẫn chứng là thiếu máu nuôi đến một đoạn ruột lớn ngay lập tức có khả năng tạo ra kích thích mãnh liệt và kết quả sẽ là một cơn đau dữ dội.
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU TẠNG
Bất kỳ kích thích nào gây hưng phấn những đầu tận sợi dẫn truyền đau trong vùng mơ hồ của tạng cũng có thể tạo ra một cơn đau tạng. Những kích thích bao gồm cả thiếu máu mô tạng, tổn thương hóa học trên bề mặt tạng, sự co thắt cơ trơn hoặc phù nề quá mức của các tạng rỗng và kéo dãn mô liên kết xung quanh hay bên trong tạng. Tín hiệu từ cơ quan trong lồng ngực và ổ bụng chủ yếu dẫn truyền qua sợi thần kinh C nhỏ, và vậy nên, nó chỉ có thể truyền đi dạng cảm giác đau mạn tính.
Bất kỳ kích thích nào gây hưng phấn những đầu tận sợi dẫn truyền đau trong vùng mơ hồ của tạng cũng có thể tạo ra một cơn đau tạng. Những kích thích bao gồm cả thiếu máu mô tạng, tổn thương hóa học trên bề mặt tạng, sự co thắt cơ trơn hoặc phù nề quá mức của các tạng rỗng và kéo dãn mô liên kết xung quanh hay bên trong tạng. Tín hiệu từ cơ quan trong lồng ngực và ổ bụng chủ yếu dẫn truyền qua sợi thần kinh C nhỏ, và vậy nên, nó chỉ có thể truyền đi dạng cảm giác đau mạn tính.
THIẾU MÁU - Cơ chế thiếu máu gây nên cơn đau tại tạng cũng giống như ở những mô khác, dựa trên tổng hợp các sản phẩm acid chuyển hóa cuối cùng hay từ mô thương tổn, như bradykinin, enzyms ly giải proteine hay những chất dẫn truyền khác tại các điểm mút thần kinh.
KÍCH THÍCH HÓA HỌC - Có một ví dụ là rò rỉ dịch tiêu hóa từ dạ dày, ruột vào khoang phúc mạc.Thực tế, acid phân giải protein thường rò qua lỗ thủng dạ dày, tá tràng. Dịch này có thể làm tiêu hủy cả phúc mạc tạng; do đó, một loạt kích thích sẽ bùng phát và cơn đau dữ dội sẽ xảy ra.
CO THẮT TẠNG RỖNG - Sự co thắt một đoạn ruột, túi mật, ống mật, niệu quản hay những tạng rỗng khác đều gây đau, thông qua kích thích thụ thể cơ học của đầu mút sợi thần kinh. Đồng thời, co thắt cũng làm giảm máu tưới mô, kết hợp với sự tăng chuyển hóa trong cơ càng làm mức độ đau nặng thêm. Cảm giác đau từ các tạng đặc có dạng như bị bóp nghẹt, cường độ tăng dần tới cực đại rồi giảm dần.Quá trình này diễn ra từng cơn, cách nhau khoảng vài phút. Đây là kết quả của những đợt co thắt cơ trơn. Ví dụ, mỗi khi có một đợt sóng nhu động qua đoạn ruột tổn thương, cảm giác bóp nghẹt lại xuất hiện. Kiểu đau này dễ gặp trong bệnh cảnh viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột, táo bón, đau bụng kinh, chuyển dạ, bệnh lý túi mật hay tắc nghẽn niệu quản.
CĂNG DÃN QUÁ MỨC Ở TẠNG RỖNG - Nếu một tạng rỗng đang phải chứa căng thì có thể sẽ gây đau bởi sự kéo căng các mô. Đồng thời, nó còn làm nứt hay vỡ thành mạch máu quanh cơ quan đó, thúc đẩy vào cơn đau do thiếu máu tưới mô.
CƠ QUAN VÔ CẢM - Có một số các cơ quan hoàn toàn không có cảm giác đau, như là nhu mô gan và các phế nang trong phổi. Trong khi đó, bao gan lại cực kỳ nhạy cảm với cả chấn thương trực tiếp lẫn kéo căng. Tương tự, ống mật, phế quản và màng phổi cũng rất nhạy với đau.
KÍCH THÍCH HÓA HỌC - Có một ví dụ là rò rỉ dịch tiêu hóa từ dạ dày, ruột vào khoang phúc mạc.Thực tế, acid phân giải protein thường rò qua lỗ thủng dạ dày, tá tràng. Dịch này có thể làm tiêu hủy cả phúc mạc tạng; do đó, một loạt kích thích sẽ bùng phát và cơn đau dữ dội sẽ xảy ra.
CO THẮT TẠNG RỖNG - Sự co thắt một đoạn ruột, túi mật, ống mật, niệu quản hay những tạng rỗng khác đều gây đau, thông qua kích thích thụ thể cơ học của đầu mút sợi thần kinh. Đồng thời, co thắt cũng làm giảm máu tưới mô, kết hợp với sự tăng chuyển hóa trong cơ càng làm mức độ đau nặng thêm. Cảm giác đau từ các tạng đặc có dạng như bị bóp nghẹt, cường độ tăng dần tới cực đại rồi giảm dần.Quá trình này diễn ra từng cơn, cách nhau khoảng vài phút. Đây là kết quả của những đợt co thắt cơ trơn. Ví dụ, mỗi khi có một đợt sóng nhu động qua đoạn ruột tổn thương, cảm giác bóp nghẹt lại xuất hiện. Kiểu đau này dễ gặp trong bệnh cảnh viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột, táo bón, đau bụng kinh, chuyển dạ, bệnh lý túi mật hay tắc nghẽn niệu quản.
CĂNG DÃN QUÁ MỨC Ở TẠNG RỖNG - Nếu một tạng rỗng đang phải chứa căng thì có thể sẽ gây đau bởi sự kéo căng các mô. Đồng thời, nó còn làm nứt hay vỡ thành mạch máu quanh cơ quan đó, thúc đẩy vào cơn đau do thiếu máu tưới mô.
CƠ QUAN VÔ CẢM - Có một số các cơ quan hoàn toàn không có cảm giác đau, như là nhu mô gan và các phế nang trong phổi. Trong khi đó, bao gan lại cực kỳ nhạy cảm với cả chấn thương trực tiếp lẫn kéo căng. Tương tự, ống mật, phế quản và màng phổi cũng rất nhạy với đau.
ĐAU THÀNH TRONG BỆNH LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN
Khi một bệnh lý xảy ra tại một cơ quan, nó sẽ lan dần đến phúc mạc thành, màng phổi hay màng ngoài tim. Những lá mạc này, giống như da, đều đáp ứng với những kích thích đau dữ dội từ các dây thần kinh ngoại biên. Chính vì thế, cơn đau từ các bao quanh tạng luôn có dạng đau nhói. Một ví dụ minh chứng cho sự khác nhau giữa dạng đau này và dạng đau từ bản thân tạng là: một nhát dao cắt xuyên qua phúc mạc thành thì đau mãnh liệt, trong khi cũng một vết thương tương tự vào phúc mạc tạng hay qua thành ruột lại không gây đau nhiều.
ĐỊNH VỊ CƠN ĐAU TẠNG – ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN ĐAU THÀNH VÀ ĐAU TẠNG
Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí bởi vì nhiều lý do. Thứ nhất, não không nhận thức được ngay từ đầu về sự hiện diện của các cơ quan khác nhau trong cơ thể; do đó, khi cơn đau xuất hiện, nó chi có thể định vị mơ hồ. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường: Đường thực sự từ tạng và đường từ thành. Con đường cảm giác từ tạng được truyền qua sợi cảm giác đau trong bó thần kinh tự chủ và luôn phản ánh lên một vùng bề mặt cơ thể mà vùng đó đôi khi lại nằm xa cơ quan đang chịu tổn thương. Trái lại, cảm giác thành phải chịu kiểm soát trực tiếp qua thần kinh gai sống tại chỗ, qua phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và chúng luôn chi điểm được vùng thương tổn.
ĐỊNH VỊ ĐAU QUY CHIẾ U TRONG CON ĐƯỜNG ĐAU TẠNG
Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí bởi vì nhiều lý do. Thứ nhất, não không nhận thức được ngay từ đầu về sự hiện diện của các cơ quan khác nhau trong cơ thể; do đó, khi cơn đau xuất hiện, nó chi có thể định vị mơ hồ. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường: Đường thực sự từ tạng và đường từ thành. Con đường cảm giác từ tạng được truyền qua sợi cảm giác đau trong bó thần kinh tự chủ và luôn phản ánh lên một vùng bề mặt cơ thể mà vùng đó đôi khi lại nằm xa cơ quan đang chịu tổn thương. Trái lại, cảm giác thành phải chịu kiểm soát trực tiếp qua thần kinh gai sống tại chỗ, qua phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và chúng luôn chi điểm được vùng thương tổn.
ĐỊNH VỊ ĐAU QUY CHIẾ U TRONG CON ĐƯỜNG ĐAU TẠNG
Khi một cơn đau tạng quy chiếu lên bề mặt cơ thể, con người chi xác định được vị trí của nó trên vùng da nguyên ủy trong giai đoạn phôi thai, không phải vị trí hiện tại. Ví dụ, tim có vị trí ban đầu từ cổ và phần ngực trên; vì thế, các sợi cảm giác đau tạng của tim đi lên song hành cùng các dây thần kinh cảm giác giao cảm và đi vào tủy sống trong đoạn giữa C3 và T5. Đây giải thích vì sao cơn đau tim lại lan lên một bên cổ, trên vai và các cơ ngực, xuống cánh tay rồi xuống vùng dưới xương ức. Ngoài ra, cơn đau hay nằm ở bên trái hơn là bên phải vì bên trái của tim có vẻ như gặp nhiều bệnh lý mạch vành hơn.
Dạ dày có nguyên ủy từ khoảng đoạn ngực thứ bảy đến thứ chín trong thời kỳ phôi bào. Vì vậy, cảm giác đau từ dạ dày quy chiếu lên vùng thượng vị phía trên rốn, là vùng bề mặt cơ thể kiểm soát bởi đoạn ngực trên.
Một số vùng da được quy chiếu từ cơn đau tại các cơ quan.
CON ĐƯỜNG ĐAU THÀNH TRONG DẪN TRUYỀN ĐAU TỪ LỒNG NGỰC VÀ Ổ BỤNG
Cơn đau từ tạng thường quy chiếu chủ yếu lên hai bề mặt cơ thể cùng một lúc, do có hai con đường dẫn truyền đau là đường truyền tín hiệu đau tạng quy chiếu và con đường đau thành trực tiếp. Ví dụ, hình dưới minh họa cho cơ chế đau trong bệnh cảnh viêm ruột thừa.
Theo đó, cơn đau đầu tiên xuất phát từ ruột thừa qua sợi cảm giác đau tạng thuộc bó thần kinh giao cảm, sau đó đi vào tủy sống khoảng đoạn T10 hay T1 rồi quy chiếu lên vùng quanh rốn với kiểu đau quặn âm ỉ. Bên cạnh đó, cơn đau cũng đồng thời khởi phát từ phúc mạc thành hay thành bụng, nơi dịch viêm ruột thừa đã lan tới, gây ra cảm giác đau nhói trực tiếp trên phúc mạc, kích thích ở hố chậu phải.
Cơn đau từ tạng thường quy chiếu chủ yếu lên hai bề mặt cơ thể cùng một lúc, do có hai con đường dẫn truyền đau là đường truyền tín hiệu đau tạng quy chiếu và con đường đau thành trực tiếp. Ví dụ, hình dưới minh họa cho cơ chế đau trong bệnh cảnh viêm ruột thừa.
Theo đó, cơn đau đầu tiên xuất phát từ ruột thừa qua sợi cảm giác đau tạng thuộc bó thần kinh giao cảm, sau đó đi vào tủy sống khoảng đoạn T10 hay T1 rồi quy chiếu lên vùng quanh rốn với kiểu đau quặn âm ỉ. Bên cạnh đó, cơn đau cũng đồng thời khởi phát từ phúc mạc thành hay thành bụng, nơi dịch viêm ruột thừa đã lan tới, gây ra cảm giác đau nhói trực tiếp trên phúc mạc, kích thích ở hố chậu phải.
MỘT SỐ CƠN ĐAU KHÁC THƯỜNG TRÊN LÂM SÀNG VÀ NHỮNG CẢM GIÁC BẢN THỂ KHÁC
CHỨNG TĂNG CẢM ĐAU
Đường dẫn truyền đau đôi khi trở nên hưng phấn quá mức, dẫn tới chứng tăng cảm đau (hyperalgesia), nghĩa là tăng nhạy cảm với đau. Nguyên nhân có thể do (1) các thụ thể đau tự tăng tính nhạy cảm, gọi là Chứng tăng cảm đau nguyên phát (primary hyperalgesia) và (2) sự thuận tiện trong dẫn truyền cảm giác, được gọi Chứng tăng cảm đau thứ phát (secondary hyperalgesia).
Một ví dụ của chứng tăng cảm đau nguyên phát là tăng nhạy cảm trong da bị bỏng nắng, do tăng các sản phẩm của đầu tận thần kinh cảm giác tại một vùng da khu trú sau bỏng, có thể là histamine hay prostaglandins hay những chất khác. Còn chứng tăng cảm đau thứ phát lại là kết quả tại tổn thương tủy sống
hoặc đồi thị.
Một ví dụ của chứng tăng cảm đau nguyên phát là tăng nhạy cảm trong da bị bỏng nắng, do tăng các sản phẩm của đầu tận thần kinh cảm giác tại một vùng da khu trú sau bỏng, có thể là histamine hay prostaglandins hay những chất khác. Còn chứng tăng cảm đau thứ phát lại là kết quả tại tổn thương tủy sống
hoặc đồi thị.
HERPES ZOSTER (ZONA)
Thỉnh thoảng, herpesvirus xâm nhập vào hạch thần kinh rễ sau gai sống, gây ra cơn đau dữ dội tại vùng da chi phối bởi hạch ấy, tạo nên vùng đau quanh chỉ một nửa thân mình. Đây được gọi là bệnh herpes zoster hay “giời leo”.
Nguyên nhân của bệnh lý này có lẽ là do nhiễm siêu vi vào tế bào thần kinh nhận cảm đau trong hạch rễ sau. Thêm vào đó, siêu vi cũng có thể theo bào tương tế bào thần kinh ra ngoài, xuyên qua sợi trục thần kinh ngoại biên đến vùng da tương ứng. Tại đây, siêu vi sẽ kích thích da hình thành ban đỏ rồi phồng lên thành bóng nước trong vài ngày, và vài ngày sau đó, bóng nước sẽ vỡ ra, đóng mày. Tất cả biểu hiện nàyđều khu trú trong vùng da chịu chi phối của rễ sau tủy sống đã bị nhiễm siêu vi.
CƠN GIẬT ĐAU CHÓI
Cơn đau chói đôi khi xảy ra ở một bên mặt thuộc vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh sọ số Vhay số IX. Hiện tượng này gọi là cơn giật đau chói (tic douloureux) hay đau dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia) hoặc dây thần kinh thiệt hầu (glossopharyngeal neuralgia) . Cảm giác đau này giống như đột ngột bị điện giật, có thể xuất hiện trong vài giây lúc ấy hay kéo dài. Thông thường, nó tăng lên khi ở các vùng có kích thích cảm giác quá mức trên mặt, như trong miệng hay bên trong họng; luôn chịu tác động từ thụ thể nhận cảm cơ học thay vì thụ thể đau. Ví dụ, khi bệnh nhân nuốt một khối thức ăn, chạm vào vòm hầu gây ra cảm giác đau nhói cấp tính, thuộc vùng chi phối của nhánh hàm dưới dây sọ V.
Cơn đau trên có thể ngăn chặn bằng phẫu thuật cắt nhánh thần kinh ngoại biên từ vùng tăng nhạy cảm quá mức. Phần cảm giác của dây V thường bắt đầu từ trong hộp sọ, nơi rễ vận động và rễ cảm giác tách rời nhau. Do đó, chức năng vận động cần trong cử động hàm vẫn bảo tồn trong khi phần cảm giác đã bị phá hủy. Phẫu thuật này gây vô cảm một bên mặt nên nó dễ khiến cảm giác khó chịu. Ngoài ra, cũng có khi phẫu thuật không hiệu quả, cho thấy rằng thương tổn gây đau là nằm ở trong nhân cảm giác thay vì sợi thần kinh ngoại biên.
Nguyên nhân của bệnh lý này có lẽ là do nhiễm siêu vi vào tế bào thần kinh nhận cảm đau trong hạch rễ sau. Thêm vào đó, siêu vi cũng có thể theo bào tương tế bào thần kinh ra ngoài, xuyên qua sợi trục thần kinh ngoại biên đến vùng da tương ứng. Tại đây, siêu vi sẽ kích thích da hình thành ban đỏ rồi phồng lên thành bóng nước trong vài ngày, và vài ngày sau đó, bóng nước sẽ vỡ ra, đóng mày. Tất cả biểu hiện nàyđều khu trú trong vùng da chịu chi phối của rễ sau tủy sống đã bị nhiễm siêu vi.
CƠN GIẬT ĐAU CHÓI
Cơn đau chói đôi khi xảy ra ở một bên mặt thuộc vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh sọ số Vhay số IX. Hiện tượng này gọi là cơn giật đau chói (tic douloureux) hay đau dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia) hoặc dây thần kinh thiệt hầu (glossopharyngeal neuralgia) . Cảm giác đau này giống như đột ngột bị điện giật, có thể xuất hiện trong vài giây lúc ấy hay kéo dài. Thông thường, nó tăng lên khi ở các vùng có kích thích cảm giác quá mức trên mặt, như trong miệng hay bên trong họng; luôn chịu tác động từ thụ thể nhận cảm cơ học thay vì thụ thể đau. Ví dụ, khi bệnh nhân nuốt một khối thức ăn, chạm vào vòm hầu gây ra cảm giác đau nhói cấp tính, thuộc vùng chi phối của nhánh hàm dưới dây sọ V.
Cơn đau trên có thể ngăn chặn bằng phẫu thuật cắt nhánh thần kinh ngoại biên từ vùng tăng nhạy cảm quá mức. Phần cảm giác của dây V thường bắt đầu từ trong hộp sọ, nơi rễ vận động và rễ cảm giác tách rời nhau. Do đó, chức năng vận động cần trong cử động hàm vẫn bảo tồn trong khi phần cảm giác đã bị phá hủy. Phẫu thuật này gây vô cảm một bên mặt nên nó dễ khiến cảm giác khó chịu. Ngoài ra, cũng có khi phẫu thuật không hiệu quả, cho thấy rằng thương tổn gây đau là nằm ở trong nhân cảm giác thay vì sợi thần kinh ngoại biên.
HỘI CHỨNG BROWN - SÉQUARD
Nếu tủy sống bị cắt đứt hoàn toàn, toàn bộ chức năng vận động và cảm giác bên dưới đó sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu tủy sống chỉ bị cắt đứt một bên, hội chứng Brown - Séquard (Brown-Séquard syndrome) sẽ xảy ra, gây những hệ quả có thể dự đoán được nhờ vào kiến thức về chức năng các bó trong tủy sống.
Các bó dẫn truyền bắt chéo trong tủy sống.
Các bó hướng tâm được minh họa ở nửa khoanh tủy bên ph ải.
Các bó ly tâm được minh họa ở nửa khoanh tủy bên trái.
Theo đó, toàn bộ chức năng vận động đều bị ngăn chặn ở bên cùng phía với tổn thương. Tuy vậy, chỉ vài dạng cảm giác bị mất cùng bên đó, trong khi các dạng cảm giác khác lại mất trong nửa người đối bên. Cảm giác đau, thống nhiệt thuộc đường dẫn truyền của bó gai đồi thị bị mất trong tất cả các vạt da thuộc nửa người đối bên từ phía dưới tổn thương. Ngược lại, cảm giác sâu được dẫn truyền chỉ trong cột lưng và cột lưng bên như cảm giác về vị trí các bộ phận cơ thể khi cử động, vị trí, rung, định vị và phân biệt hai điểm lại bị mất ở phần cơ thể cùng bên. Khả năng cảm giác sờ tinh vi bị suy giảm ở phần cơ thể cùng bên tổn thương do con đường dẫn truyền chủ yếu của cảm giác này trong cột lưng bị cắt đứt. Điều đó được giải thích là do các sợi thần kinh không bắt chéo sang đối bên trước khi chúng lên đến hành não. Trong khi đó, cảm giác sờ thô thì kém định vị được vị trí nhưng lại bảo tồn vì những sợi dẫn truyền của nó có bắt chéo sang bó gai đồi thị đối bên.
Các bó hướng tâm được minh họa ở nửa khoanh tủy bên ph ải.
Các bó ly tâm được minh họa ở nửa khoanh tủy bên trái.
Theo đó, toàn bộ chức năng vận động đều bị ngăn chặn ở bên cùng phía với tổn thương. Tuy vậy, chỉ vài dạng cảm giác bị mất cùng bên đó, trong khi các dạng cảm giác khác lại mất trong nửa người đối bên. Cảm giác đau, thống nhiệt thuộc đường dẫn truyền của bó gai đồi thị bị mất trong tất cả các vạt da thuộc nửa người đối bên từ phía dưới tổn thương. Ngược lại, cảm giác sâu được dẫn truyền chỉ trong cột lưng và cột lưng bên như cảm giác về vị trí các bộ phận cơ thể khi cử động, vị trí, rung, định vị và phân biệt hai điểm lại bị mất ở phần cơ thể cùng bên. Khả năng cảm giác sờ tinh vi bị suy giảm ở phần cơ thể cùng bên tổn thương do con đường dẫn truyền chủ yếu của cảm giác này trong cột lưng bị cắt đứt. Điều đó được giải thích là do các sợi thần kinh không bắt chéo sang đối bên trước khi chúng lên đến hành não. Trong khi đó, cảm giác sờ thô thì kém định vị được vị trí nhưng lại bảo tồn vì những sợi dẫn truyền của nó có bắt chéo sang bó gai đồi thị đối bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét