I.Đại cương
- Tên gọi acetaminophen và paracetamol được lấy từ tên của hợp chất hóa học: para-acetylaminophenol và para-acetylaminophenol.
- Paracetamol gồm có một vòng nhân benzene, được thế bởi một nhóm hydroxyl và nguyên tử ni-tơ của một nhóm amid theo kiểu para (1,4). Nhóm amid là acetamide(ethanamide).
- Từ nguyên liệu ban đầu là phenol, paracetamol có thể được tạo ra theo cách sau đây:
II. Dược lý
a.
Dược động:
-
Hấp thu:
+ Đường dùng: Truyền TM, đường TH (viên
nén, sủi bọt , bột), đặt niêm mạc trực tràng.
+ Thời gian hấp thu: TM – niêm mạc trực
tràng - tiêu hóa (sủi > bột >nén)
+ Độ sinh khả dụng: 100% ở truyền TM,
80-90% đường TH, đặt NMTT
-
Phân phối: Vd=50L.
Ý nghĩa: Vd= D*F/Cp với Vd=50L, liều dùng D 500mg, độ sinh khả dụng
F 80% => Nồng độ thuốc trong huyết tương Cp=
8mg/L.
ð Trong mô: 500*80%-(8*4 L máu) = 368 mg/L.
ð Thuốc có khuynh hướng giữ trong mô nhiều hơn, ít gắn kết với
protein huyết tương.
-
Chuyển hóa: phần lớn ở
gan và phần nhỏ ở thận. Theo 3 con đường chuyển hóa
+ Glucuronidation (45-55%)
+ Sulfation (20-30%)
+ N-hydroxylation và dehydration (<15%), hình thành phân tử
NAPQI
·
NAPQI độc, liên kết với
glutathion nhanh chóng với liều thường dùng.
-
Bài tiết: phần lớn ở thận.
b. Dược
lực:
-
Cơ chế tác dụng không
hoàn toàn rõ, được chấp nhận : ức chế ưu thế COX2.
ð Ức chế tạo prostaglandin E2 trong hệ TKTW => hạ sốt
ð Ức chế tạo prostaglandin H, và chất NPAQI tác động vào thụ thể
TRPA-1 của tủy sống, ngăn chặn transduction => giảm đau.
-
Do môi trường viêm có nồng
độ peroxid cao ngăn chặn hoạt động của acetaminophen => ít có tác dụng kháng
viêm
- Giảm đau cường độ nhẹ-vừa có nguồn gốc không phải nội tạng
- Hạ sốt: World Health Organization (WHO) chỉ định dùng paracetamol ở trẻ em khi sốt > 38.5 °C (101.3 °F)
-Theo American College of Rheumatology ghi nhận sử dụng paracetamol là một trong những lựa chọn cho bệnh nhân viêm khớp, đau hông, háng, tay, đầu gối mà không cải thiện tập thể dục hoặc giảm cân. Tuy nhiên nó chỉ cung cấp lợi ích nhỏ cho hoạt động kháng viêm, không giống như NSAIDs aspirin, ibuprofen, nhưng ibuprofen và paracetamol có ảnh hưởng tương tự trong chữa trị đau đầu. Paracetamol có thể giảm đau trong viêm khớp, không ảnh hưởng lên sự viêm, đỏ, sưng khớp. Nó có tác dụng giảm đau tương tự aspirin nhưng không gây xuất huyết như aspirin.
- Giảm đau hậu phẫu: nghiên cứu cho thấy kết hợp paracetamol và NSAIDs khác sẽ cho kết quả giảm đau tốt hơn việc dùng đơn lẻ từng loại.
IV.Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm với paracetamol (acetaminophen)
- Người thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydro-genase.
- Người bệnh lý tim, phổi, thận, gan nặng, nhiều lần thiếu máu
V. Tác dụng phụ:
- Độc gan
- Phàn ứng da: ban
- Buồn nôn, nôn
- Loạn tạo máu: thiếu máu, giảm BC
- Độc thận nếu dùng dài ngày.
VI. Cách dùng:
- Trẻ em: 10-15mg/kg/lần
*3-4 lần/ngày, Max 60 mg/kg/ngày
- Người lớn: 500-1000 mg/lần * 3-4 lần/ngày, Max: 3g/ngày
- Người lớn: 500-1000 mg/lần * 3-4 lần/ngày, Max: 3g/ngày
3 nguyên tắc cần nhớ:
- 1. Không dùng paracetamol để tự điều trị cảm sốt quá 5 ngày ở trẻ em (ở người lớn không quá 10 ngày), trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- 2. Liều dùng phù hợp đối tượng, đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
- 3. Người thường xuyên uống rượu không nên dùng bừa bãi paracetamol, đặc biệt không nên uống thuốc gọi là “để ngừa nhức đầu, để uống rượu nhiều không say”
- Ngộ độc cấp:
§ Trẻ em: 150 – 200 mg/kg
§ Người lớn: 6 – 7 g
- Ngộ độc mạn:
§ Trẻ em: 60 – 150 mg/kg/ngày x 2 - 8 ngày
§ Người lớn: 4 – 6 g/ngày/nhiều ngày hoặc 3g/ngày/1 năm
Độ an toàn giảm khi có kích hoạt hệ P450, giảm kho dư trữ glutathione
- Sử dụng antidote:
+ N-acetylcystein (NAC)
+ Methionine
+ Các thuốc khác: Cysteine, Glutathione, Ethanol, ức chế Canxi
Cơ chế tác dụng của NAC:
+ NAC hạn chế sự hình thành NAPQI
+ NAC thay thế Glutathione→ kết hợp NAPQI→ các phức hợp cystein và mercaptate.
+ NAC tăng tạo các hợp chất sulfat không độc
+ Cải thiện chức năng đa cơ quan, hạn chế tổn thương gan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét