- Aspirin, còn được biết với tên acetylsalicylic acis (ASA), là thuốc theo chỉ định, sử dụng trị đau, sốt, kháng viêm.
- Aspirin còn được sử dụng trong thời gian dài, liều thấp, để ngăn chặn cơn đau thắt ngực, đột quỵ, và hình thành cục máu đông trong người có nguy cơ cao bệnh lý huyết khối. Liều thấp của aspirin có thể dùng ngay lập tức sau cơn đau thắt ngực để giảm nguy cơ cơn đau thắt ngực khác hoặc hoại tử mô cơ tim. Aspirin có thể ảnh hưởng ngăn chặn một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng
- Tác dụng phụ chủ yếu của aspirin là loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, có thể gây tân mạch võng mạc ở người lớn tuổi, sau đó tân mạch này vỡ ra, gây xuất huyết và mù mắt, đặc biệt nếu sử dụng ở liều cao. Dù aspirin có thể giúp ngăn chặn đột quỵ liên quan huyết khối, nhưng nó có thể tăng nguy cơ xuất huyết não. Ở trẻ nhỏ, aspirin không được chỉ định cho triệu chứng giống nhiễm cúm hoặc bệnh nhiễm trùng, vì nó có nguy cơ gây hội chứng Reye.
- Aspirin là một phần của nhóm NSAIDs( thuốc kháng viêm non-steroid) nhưng nó khác với các thuốc khác trong nhóm ở cơ chế hoạt động. Các salicylates có tác động tương tự nhau trong kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và cùng ức chế enzym cyclooxygenase COX, nhưng aspitin tác dụng trong con đường không giống với các loại NSAIDs khác. Nó tác động lên ức chế COX-1 hơn là COX-2. Aspirin là một chất chống kết tập tiểu cầu bởi chặn sự gắn kết của các tiểu cầu,
II. Dược lý:
A. Dược động:
- Hấp thu: đường tiêu hóa. Sau uống 30 phút, nồng độ đỉnh sau 2h và duy trì khoảng 4h. Cơ thể chuyển thành dạng Acid acetylsalicyclic.
- Phân bố: liên kết protein huyết tương 70-80%, tới hầu hết các mô, qua hàng ràu máu não và nhau thai
- Chuyển hóa: chủ yếu qua gan
- Thải trừ: qua nước tiểu dưới dạng acid salicyluric. T1/2 = 6h
B. Dược lực:
- Chống kết tập tiểu cầu:Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là enzyme chuyển endoperocyd của PG G2/H2 thành thromboxan A2 (chỉ tồn tại trong 1 phút) có tác dụng làm đông vón tiểu cầu. Nhưng ở tế bào nội mạc lại có prostacyclin synthetase là enzyme tổng hợp PG I2 (prostacyclin) có tác dụng đối kháng với thromboxan A2. Vì vậy tiểu cầu chảy trong thành mạch bình thường không bị đông vón. Khi nội mạc mạch bị tổn thương thì PG I2 giảm, mặt khác tiểu cầu tiếp xúc với nội mạc bị tổn thương sẽ giải phóng ra thromboxan A2 đồng thời phóng ra các “giả túc” làm dính các tiểu cầu lại với nhau, đó là hiện tượng ngưng kết tiểu cầu làm cho máu đông lại.
- Aspirin ở liều thấp (70-325 mg/ngày) làm ức chế mạnh cyclooxygennase của tiểu cầu, làm giảm tổng hợp [thromboxan A2] (chất làm đông vón tiểu cầu) nên có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu.
- Liều cao (>2g) lại ức chế cyclo-oxygenase của thành mạch làm giảm tổng hợp PG I2 (prostacyclin - là chất chống đông vón tiểu cầu) nên có tác dụng ngược lại làm tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu
- Tác dụng giảm đau: nhẹ-vừa. Tác dụng tốt giảm đau do viêm, không giảm đau mạnh, không có tác dụng đau sâu trong nội tạng.
- Hạ sốt: ức chế tạo prostaglandin E2, E2 nên tăng thải nhiệt, ức chế quá trình sinh nhiệt. Không gây hạ thân nhiệt ở cơ thể nhiệt độ bình thường trong liều dùng thông thường.
- Tác dụng kháng viêm: ức chế COX2 nên giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin, nhưng ở liều cao >4g/24h
Người lớn (liều dùng cho người cân nặng 70 kg).
- Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn triệu chứng.
- Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 - 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
- Ða số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số người có bệnh tiến triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) như muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt methotrexat.
- Ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 - 150 mg/ngày.
- Giảm đau/hạ nhiệt: Uống 50 - 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 - 6 lần, không vượt quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhưng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.
- Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 - 100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 - 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng lên, nếu cần.
- Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 - 120 mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tương.
- Trong giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 - 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét