Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

9/5/16

Acetylcystein (NAC) - Tiêu nhầy, giải độc quá liều paracetamol

I.Đại cương
- Acetylcysteine, biết như là N-acetylcysteine hay N-acetyl-L-cysteine (NAC), là một thuốc dùng trị quá liều paracetamol (acetaminophen)  và làm loãng chất nhầy như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoặc xơ phổi. Nó thích hợp dùng đường tiêm tĩnh mạch, đường uống hoặc hít như phun sương. 
- Nhìn chung nó có thể gây buồn nôn và nôn khi dùng đường uống. Da có thể đỏ, nổi ban. Một phản ứng quá mẫn do giải phóng histamin hơn là một phản ứng miễn dịch.  Nó dùng an toàn trong thai kỳ. Nó hoạt động làm tăng glutathion, nối kết với sản phẩm độc đc chuyển hóa bởi paracetamol.
II. Dạng thuốc:
Tên chung quốc tế: Acetylcysteine.
Thuốc tiêu nhầy, giải độc quá liều paracetamol.
Viên nén 200 mg.
Gói 200 mg.
Thuốc hít, thuốc nhỏ khí quản và thuốc uống: Dung dịch 10% (100 mg acetylcystein/ml), 20% (200 mg acetylcystein/ml).
Thuốc tiêm acetylcystein: Dung dịch 20%.
Thuốc nhỏ mắt: Acetylcystein 5%, hypromellose 0,35% (Tên thương mại: Ilube).
III. Tác dụng
A. Giải độc gan do quá liều paracetamol:
- Tiêm mạch hoặc đường uống của acetylcystein thích hợp cho chữa trị quá liều paracetamol. Khi paracetamol được cho vào số lượng lớn, chuyển hóa phụ của nó (con đường thứ 3) gọi là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI) tích tụ trong cơ thể. Nó bình thường gắn kết với glutathione, nhưng khi quá tải, glutathion của cơ thể không đủ bất hoạt chất độc NAPQI. Nó chuyển hóa thành thành phân tử tự do bất hoạt enzymes CYP450 của gan, do đó hủy hoại gan. Nó có thể thậm chí gây suy gan cấp và tử vong.
- Chữa trị quá liều paracetamol, acetylcystein hoạt động duy trì hoặc bổ sung thêm glutathion của gan và tăng con đường chuyển hóa không độc của acetaminophen (paracetamol). Hoạt động này giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại của NAPQI. Nó ngăn chặn/ giảm tổn thương gan khi chỉ định dùng trong 8-10h sau quá liều. Nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ độc gan khi được sử dụng acetylcysteine trong vòng 10h sau quá liều là khoảng chỉ 3%.
- Mặc dù cả đường TM hay đường uống thì acetylcystein vẫn cho tác dụng theo chỉ định. Nhưng liều dùng đường uống cao vì độ khả dụng sinh học đường uống thấp, vì vị của nó khó chịu nên một phần có thể gây buồn nôn và nôn và nó khó hấp thu. Tuy nhiên, 3-6% BN dùng đường tĩnh mạch cho thấy phản ứng quá mẫn giống phản vệ nặng, nó có thể bao gồm khó thở (vì co thắt PQ), tụt HA, nổi ban, phù mạch, thỉnh thoảng buồn nôn và nôn. Nếu lặp lại liều TM cho BN này có thể gây ra phản ứng quá mẫn tiếp diễn nặng nề. Vì vậy, một số quốc gia chống chỉ định tiêm mạch khi quá liều paracetamol mà dùng đường hít, phun sương. 
B. Tiêu nhầy
- Acetylcystein có tác dụng tiêu nhầy bởi vì nó cắt liên kết disulfid nối phân tử protein trong nhầy (mucoprotein). Hơn nữa, với tác động tiêu nhầy của nó ở BN COPD, còn có giả thuyết cho rằng acetylcystein có thể thêm ảnh hưởng có lợi thông qua kháng viêm và chống oxi hóa. 
- Acetylcystein dạng hít là liệu pháp tiêu nhầy như là chất có ích cho tình trạng hô hấp với sản xuất  nhầy quá mức: khí phế thủng, viêm phế quản, lao, giãn phế quản, amyloidosis, viêm phổi, xơ phổi hóa nang, COPD... Nó còn được dùng trong hậu phẫu, vừa mục đích điều trị cũng như chăm sóc mở khí quản.
IV.Dược động học
Sau hít qua miệng hoặc nhỏ thuốc vào khí quản, phần lớn thuốc tham gia vào phản ứng sulfhydryl - disulfid, số còn lại được biểu mô phổi hấp thu. Sau khi uống, acetylcystein được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và bị gan khử acetyl thành cystein và sau đó được chuyển hóa. Ðạt nồng độ đỉnh huyết tương trong khoảng 0,5 đến 1 giờ sau khi uống liều 200 đến 600 mg. Khả dụng sinh học khi uống thấp và có thể do chuyển hóa trong thành ruột và chuyển hóa bước đầu trong gan. Ðộ thanh thải thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân.
- Sau khi tiêm tĩnh mạch, T1/2 là 1,95 và 5,58 giờ tương ứng với acetylcystein khử và acetylcystein toàn phần; sau khi uống, T1/2 là 6,25 giờ.
V. Liều lượng:
- Làm thuốc tiêu chất:
  •  Hoặc phun mù 3 - 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 - 10 ml dung dịch 10% qua một mặt nạ hoặc đầu vòi phun, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể phun mù 1 đến 10 ml dung dịch 20% hoặc 2 đến 20 ml dung dịch 10%, cách 2 đến 6 giờ 1 lần.
  •  Hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản từ 1 đến 2 ml dung dịch 10 đến 20% mỗi giờ 1 lần. Có thể phải hút đờm loãng bằng máy hút.
  • Hoặc uống với liều 200 mg, ba lần mỗi ngày, dưới dạng hạt hòa tan trong nước. Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200 mg/ngày chia 2 lần và trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày.
- Ðiều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường: Thường dùng acetylcystein tại chỗ, dưới dạng dung dịch 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 đến 2 giọt, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Dùng làm thuốc giải độc quá liều paracetamol: Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống:
  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Liều đầu tiên 150 mg /kg thể trọng, dưới dạng dung dịch 20% trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút, tiếp theo, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 50 mg/kg trong 500 ml glucose 5%, trong 4 giờ tiếp theo và sau đó 100 mg/kg trong 1 lít glucose 5% truyền trong 16 giờ tiếp theo. Ðối với trẻ em thể tích dịch truyền tĩnh mạch phải thay đổi.
  • Uống: Liều đầu tiên 140 mg/kg, dùng dung dịch 5%; tiếp theo cách 4 giờ uống 1 lần, liều 70 mg/kg thể trọng và uống tổng cộng thêm 17 lần.
VI. Tương tác thuốc
- Acetylcystein không phù hợp với các chất oxy - hóa.
- Không được dùng đồng thời các thuốc giảm ho hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein
-  Acetylcystein phản ứng với 1 số kim loại, đặc biệt sắt, niken, đồng và với cao su.
- Dung dịch natri acetylcystein tương kỵ về lý hóa học với các dung dịch chứa penicilin, oxacilin, oleandomycin, amphotericin B, tetracyclin, erythromycin lactobionat, hoặc natri ampicilin. Khi dùng một trong các kháng sinh trên ở dạng khí dung, thuốc đó phải được phun mù riêng.
- Dung dịch acetylcystein cũng tương kỵ về lý học với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxyd.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét